ĐỒNG TỐC HAI XI LANH




Kết cấu cơ khí chỉ thích hợp cho hai xy lanh có tải nhỏ, khoảng cách giữa hai xy lanh ngắn. Đối với các kết cấu cơ khí lớn, dạng bản phẳng (như các cánh cửa đập, sàn nâng hàng...) thì để gia cố cứng vững rất tốn kém và không dễ dàng. 
Để đồng tốc hai xy lanh thủy lực thì phương pháp dễ nhất là cấp vào cả hai một lượng dầu thủy lực không đổi, không phụ thuộc vào áp lực. Có thể thực hiện bằng các cách như sau:
- Sử dụng hai bơm thủy lực cùng lưu lượng cấp vào hai xy lanh.
- Sử dụng valve chia lưu lượng dạng con trượt bù áp suất.
- Dùng bộ chia lưu lượng bánh răng.
- Dùng valve phân phối tỷ lệ với tín hiệu điện phản hồi trên hành trình PID.
sử dụng kết cấu cơ khí

Van chia dạng con trượt:
Dưới đây là ký hiệu bộ chia kiểu Van con trượt và nguyên lý hoạt động:


Bộ chia lưu lượng kiểu con trượt, phụ thuộc vào áp suất làm việc giữa hai cửa ra của valve chia. Con trượt của valve có khoan một lỗ, đưa dầu ra hai phía đầu của con trượt qua một lỗ tiết lưu cố định. Khi lưu lượng chảy qua hai lỗ tiết lưu là như nhau Q1 = Q2 thì áp suất ở hai đầu con trượt P1 = P2. Khi đó con trượt được định vị ở giữa vỏ valve. Nếu áp suất 1 cửa ra của valve thay đổi dưới tác dụng của tải trọng PL1 > PL2, thì lưu lượng dầu sẽ dồn về phía áp suất thấp P2, gây ra sự chênh lệch áp suất tại lỗ tiết lưu và PL2. Áp suất P1 sẽ đẩy con trượt dịch chuyển sang trái sẽ đóng bớt lưu lượng Q2 cho đến vị trí mà lưu lượng ở hai cửa Q1 = Q2. Như vậy khi áp suất làm việc ở hai cửa ra thay đổi, valve con trượt cũng chuyển động liên tục nhằm đảm bảo cho lưu lượng giữa hai cửa là như nhau.

Ưu điểm của phương pháp chia kiểu này là kết cấu gọn nhẹ, nhưng có nhược điểm là tổn hao áp suất và độ chính xác thấp (từ 3-6% cho một hành trình làm việc).

Hãy xem xét độ chính xác ảnh hưởng như thế nào đối với hành trình làm việc của xy lanh?
Nguyên tắc của hai xy lanh thủy lực làm việc đồng thời (có chung một nguồn cấp) thông qua một valve chia dòng là: Khi chia dòng, nơi nào có áp suất cao sẽ nhận được nhiều lưu lượng hơn và khi gộp hai dòng lại, nơi nào có áp suất thấp sẽ nhận được nhiều lưu lượng hơn.
Do đó, với valve có độ chính xác 4%, khi đi hết một hành trình thò, xy lanh bên tải nặng sẽ đi đến trước còn khi ở hành trình thụt, xy lanh bên tải nhẹ sẽ xuống trước. Như vậy, sau một hành trình thò-thụt, hai xy lanh lệch nhau 7.84%. Như vậy, nếu xy lanh làm việc liên tục, giá trị sai số tích lũy ngày càng lớn và sẽ gây ra phá hỏng kết cấu cơ khí.
Do đó nhất thiết phải thực hiện biện pháp khử sai số ở mỗi hành trình làm việc thò/thụt của xy lanh.

Các bạn lưu ý là tổn hao áp suất ở valve này (qua lỗ tiết lưu) sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu. Đây là một nhược điểm theo tôi là lớn nhất của loại valve này.

Mặt khác valve này chỉ làm việc hiệu quả trong khoảng lưu lượng làm việc của nó. Lưu lượng làm việc thấp, dầu có lẫn không khí hoặc nhiễm bẩn đều ảnh hưởng đến độ chính xác của valve chia. Khi lựa chọn, nên tham khảo kỹ tài liệu kỹ thuật của valve để chọn lưu lượng phù hợp.

Dưới đây là sơ đồ thủy lực cho đồng tốc hai xy lanh sử dụng valve chia kiểu con trượt



Đồng tốc bằng bộ chia kiểu motor

Vẫn sử dụng nguyên tắc chia lưu lượng dầu đều cho 2 xy lanh (hoặc motor) bằng bộ chia lưu lượng kiểu motor bánh răng. Bộ chia này bao gồm hai bộ bánh răng ăn khớp được nối đồng trục với nhau trong một vỏ. Hai bộ bánh răng này có chung một đường dầu vào nhưng có đường dầu ra riêng rẽ.



Khi cấp dầu vào bộ chia, hai cặp bánh răng quay với cùng một tốc độ và do đó, chia ra mỗi cửa một lượng dầu như nhau mà không phụ thuộc vào áp suất cửa ra (tải làm việc).



Ưu điểm lớn nhất của bộ chia này so với bộ chia kiểu con trượt là rất ít tổn hao áp suất qua bộ chia. (Lưu ý là khi làm việc, áp suất đầu vào của bộ chia lưu lượng kiểu con trượt luôn luôn ở giá trị nhánh làm việc lớn nhất). Ưu điểm thứ hai là nó có thể chia làm nhiều nhánh sử dụng tổ hợp nhiều cặp bánh răng hoặc chia dòng không đều theo tỷ lệ chiều dầy cặp bánh răng ăn khớp.



Độ chính xác của bộ chia dạng này cũng không cao vì phụ thuộc vào hiệu suất của motor bánh răng và rò rỉ bên trong kết cấu do áp lực ở các khoang làm việc không giống nhau. Ngoài ra nó còn có nhược điểm là ồn khi làm việc ở tốc độ cao.

Tuy nhiên phương án này vẫn hay được sử dụng vì đơn giản và không quá mắc tiền, dễ bố trí thiết bị và không kén dầu.

Đồng tốc hai xy lanh sử dụng valve tỷ lệ điện từ:

Phương án này bao gồm hai valve điện từ tỷ lệ; mỗi valve cấp dầu độc lập cho mỗi xy lanh. Dựa trên nguyên tắc thay đổi tín hiệu cấp nguồn cho valve tỷ lệ điện từ, lưu lượng qua valve phân phối thay đổi tương ứng và do đó, làm cho lưu lượng cấp vào xy lanh cũng thay đổi tùy thuộc vào tín hiệu điện.

Khi xy lanh làm việc, nhờ một thước đo hành trình điện tử gắn trên mỗi xy lanh, tốc độ dịch chuyển của mỗi xy lanh được chuyển thành tín hiệu điện liên tục đưa về bộ vi xử lý trung tâm. Tại đây, tín hiệu này của hai xy lanh được so sánh với nhau để phát hiện sự sai lệch (không đồng tốc). Dựa trên so sánh này, bộ vi xử lý sẽ điều khiển valve tỷ lệ đóng bớt lượng dầu cấp nếu xy lanh đi quá nhanh hoặc mở thêm dầu nếu xy lanh đi chậm hơn. Quá trình điều chỉnh này diễn ra liên tục để hai xy lanh chuyển động đều tương đối so với nhau.

Sơ đồ dưới đây thể hiện quá trình này:



Ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống này là sự chính xác cao gần như tuyệt đối nhờ sự chính xác của thiết bị điện điều khiển. Nó cũng rất thích hợp sử dụng trong các hệ thống điều khiển chính xác với mức tự động hóa cao.

Nhược điểm dễ thấy nhất là hệ thống có giá thành rất cao so với hệ thống nêu trên và phụ thuộc nhiều vào chế độ hoạt động và môi trường làm việc.

Ứng dụng:



























VIDEO


Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Mr.Hoang
Sales Department
MB: 01656.189.838
http://thietbikhithuy.blogspot.com/

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34



Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Affiliate Network Reviews