Bộ trợ lực tay lái thủy lực - Power Steering Unit



Bộ trợ lực tay lái thủy lực - Power Steering Unit (ngoài thực tế thợ sửa chữa / lắp ráp hay gọi là boot lái - không biết biết viết thế đúng hay sai?) đã được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị vận tải hạng nặng, các xe công trình bánh lốp nói chung.

Ưu điểm lớn nhất của bộ này là kết cấu gọn nhẹ, đơn giản, dễ lắp ráp bố trí trên thiết bị và hoạt động rất chính xác.



Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn về nguyên lý hoạt động, tính năng và kết cấu của bộ trợ lực lái thủy lực trong một cơ cấu lái xe.

Trước tiên, một hệ thống lái thủy lực cơ bản sẽ bao gồm các chi tiết như sau:



Dầu thủy lực cao áp sẽ được bơm dầu cấp vào trực tiếp bộ trợ lái rồi qua đó, sẽ được phân phối đến các xy lanh lái để dịch chuyển thước lái, tác động đến cơ cấu lái bánh xe.

Như vậy, bộ trợ lái thủy lực đóng vai trò quan trọng:
- Cung cấp áp lực dầu đến xy lanh lái thủy lực để có thể thắng được lực cản của bánh xe với mặt đất.
- Phân phối một lượng dầu vừa đủ vào xy lanh lái thủy lực nhằm thay đổi tốc độ đánh lái của xe dễ dàng.

Rõ ràng là, thông qua động tác vần vô-lăng rất nhẹ nhành, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển (lái) các cỗ xe máy cỡ lớn mà không tốn tí tẹo sức mấy.

Chúng ta cùng xem kết cấu của bộ trợ lực thủy lực dưới đây:






Bộ phận chính của nó là cụm bánh răng ăn khớp trong orbital (Gerotor set) đóng vai trò "đong" và điều chuyển dầu có áp suất từ bơm thủy lực tới các cửa của xy lanh lái thông qua bộ valve chia (control spool & control sleeve) khi vô-lăng, được nối cơ khí với trục quay (drive shaft).

Sơ đồ làm việc dưới đây mô tả 2 chế độ làm việc của bộ trợ lực tay lái thủy lực ở hai chế độ vận hành: Vô lăng đứng yên & Vô lăng xoay:



Khi vô-lăng được giữ nguyên, tùy từng loại trợ lực mà dầu từ bơm cấp sẽ chạy thẳng về thùng hoặc giữ lại tại cửa chia dầu. Các cửa dầu nối với xy lanh lái thủy lực được khóa kín nên giữ cho cần xy lanh lái không thể di chuyển (thò ra hoặc thụt vào). Điều đó đồng nghĩa với việc cơ cấu lái được giữ nguyên vị trí (góc lái) theo yêu cầu.





Bất cứ khi nào vô lăng tay lái được vặn sang trái hoặc phải, bộ bánh răng của bộ trợ lực sẽ nhận được dầu từ bơm thủy lực thông qua cụm valve chia và nhờ có sự chuyển động ăn khớp của cặp răng, một lượng dầu thủy lực sẽ được đẩy ra tới xy lanh lái tương ứng với chiều quay của vô lăng để dịch chuyển cơ cấu lái xe. Như vậy khi có sự dịch chuyển của trục bộ trợ lái, dầu thủy lực sẽ được cấp liên tục vào xy lanh lái. Khi dừng quay vô lăng, dầu thủy lực lập tức được khóa lại.

Tùy thuộc vào yêu cầu và tính chất làm việc của thiết bị, bộ trợ lực tay lái thủy lực có thể được lắp đặt và sử dụng ở các cách như sau:



Trong đó:
[ A ] - Bộ trợ lực hoạt động hoàn toàn độc lập với các cơ cáu khác
[ B ] - Sử dụng tương tự như vậy nhưng thường đi kèm với bơm piston thay đổi lưu lượng để có áp suất làm việc cao hơn. Ngoài ra với kết cấu luôn luôn chờ sẵn dầu áp lực tại cửa, tốc độ đáp ứng của bộ trợ lực sẽ nhanh hơn nhiều.
[ C ] - Bộ trợ lực sử dụng chung (chia sẻ) nguồn cấp dầu thủy lực với các cơ cấu làm việc khác. Trường hợp này nó phải được tích hợp với một cơ cấu valve ưu tiên để bất cứ khi nào nó yêu cầu, dầu thủy lực sẽ trước tiên được cấp vào bộ trợ lực = cơ cấu lái.

Ngoài ra, còn có một kiểu bộ trợ lực nữa hoạt động như một cơ cấu biến đổi mô men (có thể hiểu như một khớp nối thủy lực). Nó có ưu điểm là hỗ trợ lực đánh lái nhưng nếu có sự cố về thủy lực thì vẫn có thể điều khiển được thiết bị bằng kết nối cơ khí. Do đó nó hay sử dụng trên các thiết bị xe chở người.

Video: Bộ trợ lực tay lái thủy lực - Power Steering Unit


Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr.Hoang
Sales Department

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Affiliate Network Reviews