Xy lanh Khí Khí nén SMC







Hydro-Tek Vietnam Co.,Ltd

Chúng tôi phân phối tất cả các dòng thiết bị khí nén của hãng SMC như:
Xy lanh Khí Khí nén SMC (Cylinder ), Van (Valve),Van điện từ(Solenoid Valve), bộ lọc (filter), Co khí (fittings), Van
tiết lưu (speed controller), Ống khí (tubing), Tay kẹp (gripper), Chân không
(Vacuum equipment), Đồng hồ áp (pressure gauge), cảm biến áp suất (pressure
sensor), cảm biến lưu lượng (flow sensor)…và tất cả các phụ liện kèm theo.
 Với lợi thế là một
nhà phân phối ủy quyền và bảo hành chuyên nghiệp chúng tôi mang đến các dịch vụ
hổ trợ tốt nhất:
    -Giácả và chất lượng tốt nhất.
    -Cóđầy đủ CO(Certificate Original) và CQ(Certificate Quality).
    -Kho hàng có sẵn đa dạng và gần như đầy đủ cho các dòng thiết của hãng
      SMC Nhật Bản đáp ứng đươc nhu cần gấp thiết bị và thời gian đặt hàng ngắn  nhất .
    -Hàng hóa chính hãng SMC được bảo hành 2 năm .
    -Giao hàng và hỗ trợ kỹ thuật,tư vấn tận nhà máy miễn phí trên toàn quốc.
    -Giao hàng nhanh chóng cho trường hợp gấp.

Là một công ty hàng đầu của Hàn Quốc, Với
trên 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là nhà phân phối cung cấp thiết bị
khí nén hàng đầu tại Việt Nam cho các công ty hàng đầu trên thế giới như :

Ajinomoto, Kumho Tire Việt NamVinamilk, Coca Cola….

Liên hệ với chúng tôi để
nhận báo giá cho các thiết bị  :
Email: nha@hydro-tek.vn
HP: 01656 189 838 
Thông tin sản phẩm Xy lanh SMC hiện có 
yêu cầu báo giá :
 http://thietbikhithuy.blogspot.com/
Hydro-Tek VietnamCo.,Ltd
34G Tran Khanh Du Street, District 1, HCM City
Tel: +84 8 393 000 35 +84 8 393 000 64
Fax: +84 8 393 000 34
Email:Sales@hydro-tek.vn

Fluidsim 4.2

Fluidsim 4.2




fluidsim-001.fluidsim-001. 

FluidSIM  is a comprehensive software for the creation, simulation, instruction and study of electropneumatic, electrohydraulic, digital and electronic circuits.
All of the programme functions interact smoothly, combining different media forms and sources of knowledge in an easily accessible fashion. FluidSIM unites an intuitive circuit diagram editor with detailed descriptions of all components, component photos, sectional view animations and video sequences. As a result FluidSIM is perfect not only for use in lessons but also for the preparation thereof and as a self-study programme.
Professionals also get their money's worth: The new simulation core need not fear a comparison with more expensive special programmes. Despite complex physical models and precise mathematical procedures simulation is amazingly fast.
FluidSIM also provides a whole range of possibilities for communication with other software via OPC and thanks to the support of Festo EasyPorts a link up to real hardware is also possible.


Link down:  FluidSIM v4.2  nha@hydro-tek.vn

Hướng dẫn cài đặt FluidSIM



Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr.Hoang
Sales Department

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34

Bơm thủy lực mạch kín



Catalogue of Vane pump  
Trong hệ thống truyền động thủy lực hiện đại cần có bơm thủy lực mạch kín, vậy nguyên lý hoạt động và cấu tạo như thế nào

Khái niệm bơm thủy lực mạch kín (closed-loop pump) xuất hiện trong  các hệ thống truyền động thủy lực hiện đại. Chúng ta hãy cùng phân tích nguyên lý hoạt động và kết cấu của lọai bơm này.
Trước tiên, cần phải phân biệt rõ khái niệm: Mạch thủy lực kín (closed-loop) và mạch hở (open-loop) trong kỹ thuật truyền động thủy lực.
Hình vẽ dưới đây cho ta sự so sánh giữa hai khái niệm cơ bản này:


Ở hình trên mô tả nguyên lý hoạt động của mạch hở trong đó bơm thủy lực hút từ thùng dầu, chuyển qua van phân phối tới cửa vào motor thủy lực và trở về hoàn toàn thùng dầu. Chiều quay của motor, do đó, sẽ được điều khiển bởi van phân phối. Bơm thủy lực có đường hút và đường đẩy dầu phân biệt rõ ràng.
Hình dưới mô tả hoạt động mạch kín trong đó cửa dầu ra của motor được nối trực tiếp với cửa vào của bơm dầu. Do đó toàn bộ lượng dầu được đưa ra khỏi bơm thủy lực sẽ lại chuyển về từ motor mà không cần qua thùng dầu. Trên thực tế, vẫn có một lượng dầu rò rỉ trong mạch kín qua các chi tiết chuyển động cơ khí và để duy trì một áp suất cần thiết ở phía thấp áp của mạch, cần có một bơm bánh răng nhồi cung cấp dầu thủy lực bổ sung từ thùng dầu bên ngoài.
So sánh với mạch hở, mạch kín có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Đường dầu cao áp có thể cấp tới motor từ hai phía cửa dầu nhờ thay đổi góc nghiêng so với trục của cụm piston (vì vậy bơm mạch kín không có khái niệm đường hút - đường đẩy). Như vậy sẽ không cần có cụm van phân phối để thực hiện yêu cầu đổi chiều quay.
- Hiệu suất truyền thủy lực của toàn mạch cao hơn hẳn so với mạch hở. Áp suất làm việc cũng cao hơn.
- Bố trí thiết bị và kết nối đường ống gọn và dễ dàng. Các chi tiết trong mạch đơn giản và kích thước thùng dầu, lượng dầu sử dụng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của mạch kín so với mạch hở là bơm không thể sử dụng cho nhiều chức năng, cơ cấu khác nhau trong cùng một hệ thống. Ngoài ra, do lượng dầu truyền động bị đóng kín trong mạch với số lượng rất nhỏ nên nhanh chóng bị nóng dầu và sẽ là nguy cơ gây ra các hư hỏng nghiêm trọng khi thiết bị làm việc ở tốc độ cao, tải trọng lớn trong thời gian dài.

Thủy lực mạch kín thường được sử dụng trên các thiết bị thi công nặng cho hệ thống di chuyển, tời hàng, quay tháp... nhờ khả năng thay đổi chính xác lực và tốc độ làm việc một cách dễ dàng khi so sánh với các phương án truyền động điện, cơ khí khác.
Hình vẽ dưới đây thể hiện bơm thủy lực- motor thủy lực trong mạch kín:

Bơm piston mạch kín thường bao gồm:
- Bơm chính kiểu piston thay đổi lưu lượng: Bơm piston này có hai đường dầu A-B được nối với motor thủy lực để tạo thành mạch dầu làm việc kín (đường dầu ra khỏi bơm rồi lại trở lại toàn bộ).
Catalogue of Gear pump  

- Bơm nhồi kiểu bánh răng (thường được lắp đồng trục phía ngay sau đuôi bơm chính). Bơm nhồi đóng vai trò bổ sung dầu (vào nhánh áp suất thấp nhờ các valve một chiều) và cấp tín hiệu điều khiển thay đổi lưu lượng làm việc của bơm chính. Áp suất làm việc của bơm bánh răng nhồi sẽ được giới hạn bởi một valve áp suất (Charge pump relief).
- Để giới hạn áp suất làm việc trong mạch của bơm piston chính, sẽ có hai valve áp suất tại hai cửa A-B của bơm. Nếu xảy ra sự quá áp, dầu sẽ được xả thẳng từ nhánh áp suất cao về nhánh áp suất thấp của bơm chính để bảo vệ bơm/motor trong mạch truyền động.
- Vì tính chất của hệ thủy lực mạch kín là thể tích dầu hoạt động trong mạch chính rất ít nên dưới tác dụng của tải, nó sẽ bị nóng lên nhanh
 chóng. Do đó cần phải có một cụm valve xả bớt lượng dầu nóng trong mạch ra ngoài để nhằm thay thế chúng bởi một lượng dầu mới mát hơn từ thùng chứa bên ngoài thông qua bơm nhồi.
- Lượng dầu bị xả bỏ từ mạch kín thường được đưa ra vỏ bơm/motor, cùng với lượng dầu rò rỉ đi qua một bộ làm mát dầu (thường bằng
không khí) và trở về thùng chứa.
Trên thực tế sử dụng, bơm piston chính - bơm bánh răng nhồi - valve áp suất bơm nhồi
- các valve áp suất bơm chính thường được tổ hợp vào cùng một vỏ bơm nên kết cấu rất gọn, dễ sửa chữa và kiểm tra.
Các trạng thái làm việc của bơm mạch kín: (by R van de Brink)
Trạng thái làm việc không tải (bơm quay không)
Trạng thái bơm làm việc với tải

Các hư hỏng thừơng gặp của bơm thủy lực mạch kín
1-Hư hỏng do quá áp
Do bơm thủy lực hoạt động liên tục dứoi áp suất cao (thường do mất tín hiệu điều khiển lưu lưọng bơm) nên gây ra quá tải động cơ kéo bơm và hư hỏng van an toàn, cabi  đĩa nghiêng, nhiều trừong hợp vỡ đĩa ong gây phá hỏng toàn bộ tạo áp bơm và đĩa nghiêng.
2- Hư hỏng bơm nhồi
Hiện tựơng thường gặp là do lắp ngựoc bơm nhồi phá hỏng cặp bánh răng ăn khớp trong nên bơm mất diều khiển bơm piston chính.
3- Hư hỏng cả bơm chín & bơm nhồi do dầu bẩn:
Vì là bơm mạch kín nên thường trong mạch chính (bơm piston) sẽ không có lọc dầu. Nếu dầu bị nhiễm bẩn, sẽ nhanh chóng mài mòn các chi tiết của bộ tạo áp lẫn valve điều khiển hướng cũng như bơm nhồi.
Cũng lưu ý là trong bơm mạch kín thường bố trí ba loại lọc dầu:
- Lọc dầu đường hút: Lắp ở cửa vào của bơm bánh răng nhồi. Đây là loại lọc đường hút nên lõi lọc phải đúng là loại lọc hút. Chúng tôi ghi nhận rất nhiều hư hỏng do người sử dụng không biết nên mua lõi lọc giấy bên ngoài lắp vào vị trí này. Kết quả là lõi lọc nhanh chóng bị tắc dẫn đến bơm bị thiếu dầu và phá hỏng hoàn toàn bơm chính và bơm nhồi.
- Lọc đường áp: Thường được lắp ở cửa ra của bơm nhồi và vòng về van điều khiển.
- Lọc dầu đường hồi: Lắp ở đường rò rỉ từ thân bơm thủy lực+ motor về thùng.
Lọc này sẽ giữ lại các mạt bẩn đưa ra từ bên trong bơm motor không đưa về thùng dầu.
4- Hư hỏng bơm do điều chỉnh - lắp ráp sai:
Chế độ vận hành của bơm mạch kín là rất phức tạp phụ thuộc vào yêu cầu vận hành của nhà sản xuất thiết bị (chứ không phải là nhà chế tạo bơm thủy lực). Việc điều chỉnh các thông số làm việc của bơm yêu cầu phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng và chính xác. Các chi tiết bên trongbơm thủy lực phức tạp và đòi hỏi sự lắp ráp chính xác.
Thực tế sử dụng cho thấy hầu hết các bơm chủ yếu bị hư hỏng do:
- Đầu tiên là điều chỉnh sai chế độ làm việc trong một thời gian dẫn đến phá hỏng bơm/motor.
- Sau khi tháo/lắp bơm thủy lực để thay thế thì lại lắp sai hoặc tiếp tục điều chỉnh sai bơm làm bơm ngày càng hỏng nặng thêm và phá hỏng cả các
chi tiết khác.

Do các nguyên nhân ở trên, chúng tôi khuyên bạn hãy để các bơm motor thủy lực đắt tiền của bạn cho các chuyên gia am hiểu về nó kiểm tra và điều chỉnh. Chắc chắn hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của thiết bị sẽ tốt hơn rất nhiều.
VIDEO:  bơm bánh răng- GEAR PUMP, POSITION PUMP:















GEAR PUMP APPLICATION :


  Video position PUMP :



Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr.Hoang
Sales Department

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34

Cái bình tích áp thủy lực dùng để làm gì?



Bình tích áp là cơ cấu dùng trong các hệ truyền dẫn thủy lực để điều hòa năng lượng thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng làm việc. Các chức năng cơ bản của bình tích áp đó là: ổn định áp suất hệ thủy lực, bảo vệ máy bơm khỏi các sự cố, tăng tuổi thọ máy bơm, giảm xuất hiện va đập thủy lực khi ngắt tải.
Bình tích (trữ) áp thường gặp hai loại chính với tính năng như sau

1- Tích Lưu lượng dư trong chu trình hoạt động của máy để sử dụng trong mục đích khác. Loại này có kết cấu dạng túi cao su chứa trong vỏ bình thép (bladder) hoặc ống trụ (piston). Nó hay sử dụng trong các máy ép nhựa, đột dập kim loại, máy ép gạch...
2- Tích Áp suất: Loại này thường có kết cấu kiểu màng trong vỏ cầu kim loại và hay sử dụng trong các cơ cấu kẹp giữ, phanh hoặc bổ sung rò rỉ dầu.

Kết cấu nói chung của bình tích áp bao gồm vỏ bình bằng thép chịu được áp suất cao. Bên trong bình được ngăn cách làm hai phần: một phần được liên thông với cửa dầu thủy lực vào/ra. Một phần được nạp đầy khí Ni-tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín. Một lượng dầu thủy lực sẽ được dẫn vào trong vỏ bình qua cửa dầu và sẽ ép (nén) khí Ni-tơ trong bình lại tới một áp suất giới hạn. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu về lưu lượng hoặc áp suất (nhỏ hơn lưu lượng/áp suất đã được tích ở trong bình), nó có thể lấy ra từ bình tích áp. Như vậy, để cho chính xác nhất phải gọi là bình tích năng (Năng = Năng lượng = Áp suất x Lưu lượng).

Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình nạp và xả dầu thủy lực của bình tích năng (hàng trên là bình tích kiểu túi; hàng dưới là bình tích kiểu piston)




Tôi xin tham gia mấy cái hình ảnh sưu tầm được để các bạn hiểu kỹ thêm về bình tích năng:


Nguyên lý hoạt động của bình tích năng dạng túi:



Kết cấu bình tích dạng túi:


1- Valve nạp khí 2- Vỏ bình 3- Túi cao su 4- Valve nấm chống trào ngược (túi cao su) 5- Cổ bình (nối với đường dầu)

Bình tích để bù áp suất:



Bình tích áp làm nguồn dự phòng khi nguồn cấp chính bị sự cố:


Bình tích áp để giảm "sốc" do áp suất thủy lực


Bình tích áp làm ổn định áp suất làm việc

Các công dụng nổi bật của bình tích áp thủy lực:

- Tích năng lượng thủy lực
- Là nguồn cấp và đảm bảo hoạt động hệ thủy lực khi có sự cố
- Tạo sự cân bằng giữa lực sinh ra và tải trọng của hệ
- Bổ sung rò rỉ
- Bổ sung lưu lượng chất lỏng làm việc ( trường hợp máy bơm hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn)
- Giảm lượng bọt tạo ra bởi máy bơm
- Ngăn ngừa va chạm thủy lực
- Giảm rung xóc
- Tăng tuổi thọ máy bơm

Video Bình tích áp :





Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr.Hoang
Sales Department

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34






















Bộ trợ lực tay lái thủy lực - Power Steering Unit



Bộ trợ lực tay lái thủy lực - Power Steering Unit (ngoài thực tế thợ sửa chữa / lắp ráp hay gọi là boot lái - không biết biết viết thế đúng hay sai?) đã được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị vận tải hạng nặng, các xe công trình bánh lốp nói chung.

Ưu điểm lớn nhất của bộ này là kết cấu gọn nhẹ, đơn giản, dễ lắp ráp bố trí trên thiết bị và hoạt động rất chính xác.



Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn về nguyên lý hoạt động, tính năng và kết cấu của bộ trợ lực lái thủy lực trong một cơ cấu lái xe.

Trước tiên, một hệ thống lái thủy lực cơ bản sẽ bao gồm các chi tiết như sau:



Dầu thủy lực cao áp sẽ được bơm dầu cấp vào trực tiếp bộ trợ lái rồi qua đó, sẽ được phân phối đến các xy lanh lái để dịch chuyển thước lái, tác động đến cơ cấu lái bánh xe.

Như vậy, bộ trợ lái thủy lực đóng vai trò quan trọng:
- Cung cấp áp lực dầu đến xy lanh lái thủy lực để có thể thắng được lực cản của bánh xe với mặt đất.
- Phân phối một lượng dầu vừa đủ vào xy lanh lái thủy lực nhằm thay đổi tốc độ đánh lái của xe dễ dàng.

Rõ ràng là, thông qua động tác vần vô-lăng rất nhẹ nhành, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển (lái) các cỗ xe máy cỡ lớn mà không tốn tí tẹo sức mấy.

Chúng ta cùng xem kết cấu của bộ trợ lực thủy lực dưới đây:






Bộ phận chính của nó là cụm bánh răng ăn khớp trong orbital (Gerotor set) đóng vai trò "đong" và điều chuyển dầu có áp suất từ bơm thủy lực tới các cửa của xy lanh lái thông qua bộ valve chia (control spool & control sleeve) khi vô-lăng, được nối cơ khí với trục quay (drive shaft).

Sơ đồ làm việc dưới đây mô tả 2 chế độ làm việc của bộ trợ lực tay lái thủy lực ở hai chế độ vận hành: Vô lăng đứng yên & Vô lăng xoay:



Khi vô-lăng được giữ nguyên, tùy từng loại trợ lực mà dầu từ bơm cấp sẽ chạy thẳng về thùng hoặc giữ lại tại cửa chia dầu. Các cửa dầu nối với xy lanh lái thủy lực được khóa kín nên giữ cho cần xy lanh lái không thể di chuyển (thò ra hoặc thụt vào). Điều đó đồng nghĩa với việc cơ cấu lái được giữ nguyên vị trí (góc lái) theo yêu cầu.





Bất cứ khi nào vô lăng tay lái được vặn sang trái hoặc phải, bộ bánh răng của bộ trợ lực sẽ nhận được dầu từ bơm thủy lực thông qua cụm valve chia và nhờ có sự chuyển động ăn khớp của cặp răng, một lượng dầu thủy lực sẽ được đẩy ra tới xy lanh lái tương ứng với chiều quay của vô lăng để dịch chuyển cơ cấu lái xe. Như vậy khi có sự dịch chuyển của trục bộ trợ lái, dầu thủy lực sẽ được cấp liên tục vào xy lanh lái. Khi dừng quay vô lăng, dầu thủy lực lập tức được khóa lại.

Tùy thuộc vào yêu cầu và tính chất làm việc của thiết bị, bộ trợ lực tay lái thủy lực có thể được lắp đặt và sử dụng ở các cách như sau:



Trong đó:
[ A ] - Bộ trợ lực hoạt động hoàn toàn độc lập với các cơ cáu khác
[ B ] - Sử dụng tương tự như vậy nhưng thường đi kèm với bơm piston thay đổi lưu lượng để có áp suất làm việc cao hơn. Ngoài ra với kết cấu luôn luôn chờ sẵn dầu áp lực tại cửa, tốc độ đáp ứng của bộ trợ lực sẽ nhanh hơn nhiều.
[ C ] - Bộ trợ lực sử dụng chung (chia sẻ) nguồn cấp dầu thủy lực với các cơ cấu làm việc khác. Trường hợp này nó phải được tích hợp với một cơ cấu valve ưu tiên để bất cứ khi nào nó yêu cầu, dầu thủy lực sẽ trước tiên được cấp vào bộ trợ lực = cơ cấu lái.

Ngoài ra, còn có một kiểu bộ trợ lực nữa hoạt động như một cơ cấu biến đổi mô men (có thể hiểu như một khớp nối thủy lực). Nó có ưu điểm là hỗ trợ lực đánh lái nhưng nếu có sự cố về thủy lực thì vẫn có thể điều khiển được thiết bị bằng kết nối cơ khí. Do đó nó hay sử dụng trên các thiết bị xe chở người.

Video: Bộ trợ lực tay lái thủy lực - Power Steering Unit


Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr.Hoang
Sales Department

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34

Counterbalance valve





Ứng dụng của Counter balance valve thì rất nhiều và phong phú, phổ biến nhất là được sử dụng đối với những cơ cấu hoạt động với tải âm. Dưới đây tôi đưa lên hai loại ứng dụng cơ bản nhất sử dụng Counter balance valve với xy lanh và motor thủy lực.

catalogue Hydro-tek
Counterbalance valve  còn có tên khác là Overcenter valve được sử dụng trong các hệ thống thủy lực để chống lại tải bị động (dưới tácdụng của trọng lực), ví dụ như trên tời nâng hàng của xe cẩu, các cơ cấu nâng...
Dưới đây là hình vẽ mô tả Counterbalance valve dùng để giữ tải (treo tải) chống rơi hàng đối với motor thủy lực



Về bản chất, Counterbalance valve là sự kết hợp giữa van một chiều và van áp suất có điều khiển. Dầu thủy lực được cấp vào cơ cấu qua van một chiều; dầu ra khỏi cơ cấu qua van áp suất.


Three types of counterbalance valves

Sơ đồ dưới đây là ví dụ  dùng để chống lật cơ cấu xy lanh





Như vậy Counterbalance valve đóng vai trò như một cái phanh thủy lực cho các cơ cấu chuyển động.

Ứng Dụng của Counterbalance valve:



Video Counterbalance valve:





Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi:


Mr.Hoang
Sales Department

Hydro-Tek Vietnam  Co.,Ltd
Add: 34G Tran Khanh Du, Tan Dinh Ward, Dist 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam
 Tel: +84 8 393 000 35 / Fax: +84 8 393 000 34

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Affiliate Network Reviews